Câu chuyện 600
ngư dân giáo xứ Phú Yên nộp đơn khởi kiện Formosa mấy ngày qua đang được đám
dân chủ cùng các lá cải lề trái đưa lên thành tiêu điểm của “phong trào dân chủ”.
Được sự hậu thuẫn về tài chánh của cờ vàng hải ngoại, được sự dụ dỗ của các vị
chủ chăn mất nết, sự giúp sức về mặt pháp lý của các luật sư “ít tài nhiều tật”
và sự tung hô của các anh hùng bàn phím lá cải thì câu chuyện tiếp tụng nóng
lên.
![]() |
Giáo dân tụ tập trước Tòa án nhân dân thị xã Kỳ Anh |
Một là, việc
tiếp nhận đơn kiện Công ty Formosa đã gây thiệt hại cho môi trường biển miền
Trung. Trong khi có tới 600 giáo dân ở tỉnh Nghệ An đã vượt quãng đường dài
200km đến gửi đơn kiện tại Tòa án thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh, nơi có khu
công nghiệp gang thép Formosa - thủ phạm gây ra thảm họa cá chết ở biển miền
Trung thì Tòa án cho giáo dân đứng ngoài mà không cho vào để nộp đơn. Vị luật
sư này không quên khi đưa ra những thông tin đầy nghi hoặc cho quần chúng“Tòa án huyện Kỳ Anh hẳn là chẳng mong muốn
tiếp nhận một vụ kiện phức tạp như vụ kiện Formosa. Cho nên phải sau một hồi đấu
tranh thì cổng tòa mới được mở để người đi nộp đơn kiện vào làm việc. Và đến cuối
ngày 26/9 tòa án đã tiếp nhận một số đơn kiện của bà con ngư dân.”.
Trước hết, Tòa
án là nơi trang nghiêm để thực hiện công lý không phải là cái chợ để ai muốn đến
đó làm gì thì làm, trong khi đó, với một đơn khởi kiện mà kéo 600 người đến trước
cổng tòa để gây áp lực cho Tòa án, gây mất an ninh trật tự tại Tòa thử hỏi những
con người đó có còn ý thức tôn trọng pháp luật hay không? Hơn nữa, Tòa án có
trách nhiệm tiếp nhận đơn, thư của công dân để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
mình mà Nhà nước giao. Trong quá trình đó thì có rất nhiều đơn thư của công dân
cũng cần phải giải quyết. Vì vậy, đòi hỏi phải có một trình tự tiếp nhận nhất định
trong khi số lượng cán bộ tòa án có hạn chứ không phải ai muốn nộp đơn cũng được
giải quyết ngay. Đặc biệt, đối với các luật sư thì công việc thường xuyên chứng
kiến nỗi vất vả của tòa án các cấp nhưng lại không chịu thấu hiểu mà lại hướng
lái câu chuyện sang chiều hướng tiêu cực đó là “do Tòa án không chịu lắng
nghe”. Điều này cho thấy, Ngô Ngọc Trai đang hùa theo đám dân chủ để cổ vũ cho
những hành vi gây mất an ninh trật.
Hai là, từ vụ
việc trên, Ngô Ngọc Trai đã đưa ra một cáo buộc hết sức thiếu khách quan về việc
tòa án cản trở không cho người dân vào tham dự phiên tòa “Ví như tình trạng người dân bị cản trở không được vào tham dự phiên
tòa xét xử công khai. Đó là việc bảo vệ cổng tòa án lấy lý do đảm bảo an ninh
trật tự không cho người dân vào tham dự phiên tòa.”. Điều này hoàn toàn
không hợp lý. Hàng năm tòa án các cấp đã tổ chức hàng nghìn vụ xét xử lưu động
để nâng cao ý thức pháp luật của người dân, trong đó có cả những vụ án đặc biệt
nghiêm trọng được dư luận quan tâm. Còn đối với những vụ án xử trong phòng xử
án của Tòa án thì nhiều vụ án số lượng người tham gia quá lớn, để đáp ứng nhu cầu
chính đáng của người dân, Tòa án đã tổ chức bác loa, căng rạp để người dân có
thể thuận tiện theo dõi phiên tòa bên ngoài phòng xử án. Và một vấn đề, tòa án
là nơi trang nghiêm, việc đảm bảo an ninh trong quá trình xét xử là điều cần
thiết và bất kể quốc gia nào trên thế giới cũng đều làm không riêng Việt Nam.
Ba là, vị luật
sư này còn cho rằng “Tình trạng kém lắng
nghe của ngành tòa án còn thể hiện ở việc, tại những phiên tòa luật sư hay bị
ngắt lời khi đặt câu hỏi và trình bày các lập luận. Tình trạng kém lắng nghe của
ngành tòa án còn thể hiện ở việc, tại những phiên tòa luật sư hay bị ngắt lời
khi đặt câu hỏi và trình bày các lập luận. Thẩm phán chủ tọa thường lấy quyền
điều khiển phiên tòa của mình để cản trở luật sư làm rõ các tình tiết của vụ
án.”. Vấn đề này có lẽ hơn ai hết các luật sư phải biết rõ nguyên nhân tại
sao. Hội đồng xét xử sẽ nhân danh Nhà nước để xét xử vụ án một cách công bằng,
công tâm, khách quan. Hội đồng xét xử phải chịu trách nhiệm trước các quyết định
của mình. Hơn nữa, trong phiên tòa cần phải đảm bảo diễn ra theo một trật tự nhất
định. Và việc điều khiển, duy trì trật tự này thuộc về Thẩm phán chủ tọa phiên
tòa. Khoản 2 Điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Mọi người trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét
xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa”. Vì vậy,
nhận định của Ngô Ngọc Trai hoàn toàn là chủ quan không có căn cứ.
Công Mẫn
Đúng là có người nói: nhiều LS của ta cái gì cũng biết tuốt,chỉ trừ mỗi luật.Cái anh Trai Lơ cũng thế
Trả lờiXóaĐúng là có người nói: nhiều LS của ta cái gì cũng biết tuốt,chỉ trừ mỗi luật.Cái anh Trai Lơ cũng thế
Trả lờiXóaNhững linh mục biến chất mượn danh tôn giáo, mượn chiêu bài đòi quyền lợi cho giáo dân, ngư dân, chúng kích động người dân chống chính quyền, đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Tôi nghĩ cần phải có biện pháp nghiêm trị thích đáng với những hành vi cổ súy, lôi kéo như thế này.
Trả lờiXóaTòa án có những quy định của Tòa án. Việc huy động một lúc 600 người đến nộp đơn tại Tòa đã cho thấy ý đồ của người đứng đầu chẳng mấy tốt đẹp gì. Muốn cậy đông áp đảo phe yếu, cậy đông để gây áp lực cho Tòa án. Nếu muốn đưa đơn kiện thì có nhất thiết phải thế không, chỉ cần một đơn kiên với 600 hộ dân ký tên hoặc đại diện của 600 hộ dân ký tên vậy là đủ. Đằng này mang cả họ hàng, hang hốc đi kiện chẳng phải là kém văn minh và có ý đồ xấu xa sao. Ý đồ của người đứng đầu vụ việc và những cái tên mang danh luật sư nhảy vào vụ việc đã cho thấy các đối tượng chẳng hề có ý đồ tốt đẹp gì.
Trả lờiXóaCái điều tôi thấy kỳ lạ ở đây không phải là sao Tòa án không mở cửa tiếp dân mà tôi thấy kỳ lạ là có đến 600 người mang một cái đơn đi nộp. Một người nộp đơn là đủ chứ đâu cần đến 600 người. Việc huy động 600 người đi nộp đơn kiện không phải là điều bình thường mà nó là điều bất bình thường. 600 giáo dân kia có người dậy giây, xúi giục mới có thể cùng hành động như thế này. Tòa án thì họ là cơ quan giải quyết công việc nên cũng phải từ từ họ mới có thể bàn bạc tiếp công dân sao cho đúng vì số lượng đâu phải một, hai người mà là tận 600 người cơ. Nên những lời cáo buộc của đám luật sư dởm kia là những cáo buộc vô căn cứ.
Trả lờiXóaTrong đội ngũ luật sư hiện nay tồn tại không ít những cá nhân tự cho mình là có trình độ, vượt trội hơn hẳn người bình thường để “mạnh mồm” tuyên bố những lời, viết những bài viết có nội dung không đúng sự thật. Nào thì Lê Công Định, nào thì Cù Huy Hà Vũ, và giờ là Ngô Ngọc Trai… những con sâu này đã làm xấu đi hình ảnh đội ngũ luật sư có trình độ chuyên môn, nhiệt huyết phục vụ đất nước mất rồi. Những cá nhân này tất yếu bị đào thải và nhận về sự lên án mạnh mẽ của xã hội.
Trả lờiXóaĐúng là mộ nhận định sai lầm. Trong tố tụng hình sự Việt Nam, Tòa án có nghĩa vụ chứng minh sự thật khách quan của vụ án. Và phải chịu trách nhiệm cá nhân của mình vè các quyết định, hành vi trong quá trình xét xử. Đồng thời, Tòa án cũng là nơi thể hiện sự trang nghiêm của pháp luật, đại diện cho công lý nên không thể thiên về bên nào cả. Đối với mọi vấn đề phải theo trình tự, thủ tục nhất định chứ không phải lúc nào phía luật sư yêu cầu cũng được chấp nhận là điều bình thường. Đấy là chưa kể đến những cái yêu cầu vô lý của luật sư mà cũng bắt buộc Tòa án phải lắng nghe thì con gì gọi là Tòa án nữa.
Trả lờiXóaĐúng rồi, bất kỳ một cơ quan nhà nước nào, Tòa án cũng vậy là nơi làm việc nghiêm túc chứ đâu phải cái chợ mà các ngư dân kia cứ ùn ùn kéo đến, rồi nói lăng lung tung, gây mất trật tự, ồn ào ầm ì ... thì tòa có thể giải quyết được gì. Ở đâu thì cũng phải có nội quy quy định riêng. Tòa án tiếp nhận đơn kiện chứ có sức tiếp nhận đến 600 ngư dân đến đâu.luật sư Ngô Ngọc Trai phát ngôn "Tòa án Việt Nam kém lắng nghe" là một cái nhìn phiến diện và không chuẩn xác.
Trả lờiXóaTrời đất đi khởi kiện mà kéo nhau đến những 600 người ai mà chả khiếp. Bản thân những ngư dân đó đã không bình tĩnh và không tôn trọng Tòa, kéo đến cổng tòa án đông như vậy đã tạo ra áp lực và làm mất trật tự an ninh. Lẽ thường tình Tòa án cũng không thể bình thường mà tiếp nhận dễ dàng được. Sự việc cần phải được xem xét và trật tự, an ninh cơ quan tòa phải được kiểm soát, yên ổn thì Tóa án mới làm việc được chứ. Vị luật sư kia vu khống cho Tòa án Kỳ Anh, đặt điều nọ kia là mang tư tưởng xấu, cổ súy cho những hành động gây mất trật tự an ninh.
Trả lờiXóaNgô Ngọc Trai là Giám đốc công ty luật Công chính. Ông ta là một con người quá kiêu căng và có rất nhiều bài viết không đúng sự thật, một cái nhìn phiến diện, thiếu khách quan và có chủ đích cá nhân. Với bài viết lần này trên BBC Tiếng việt "Tòa án Việt Nam kém lắng nghe" cũng vậy. sao lại có cái nhìn quy chụp như vậy. Tòa án Việt Nam luôn làm đúng chức trách nhiệm vụ, thực hiện đúng quy định của pháp luật Nhà nước như tiếp nhận đơn kiện hay mở phiên tòa xét xử.. và điều tất nhiên là Tòa án phải đảm bảo an ninh trong quá trình xét xử là điều cần thiết chứ không phải ai nói cũng được, nói như thế nào cũng được. Vì vậy cách đánh giá của luật sư Trai là hoàn toàn chủ quan, đánh giá không đúng.
Trả lờiXóa. Vấn đề này có lẽ hơn ai hết các luật sư phải biết rõ nguyên nhân tại sao. Hội đồng xét xử sẽ nhân danh Nhà nước để xét xử vụ án một cách công bằng, công tâm, khách quan. Hội đồng xét xử phải chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Hơn nữa, trong phiên tòa cần phải đảm bảo diễn ra theo một trật tự nhất định. Và việc điều khiển, duy trì trật tự này thuộc về Thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Khoản 2 Điều 197 Bộ luật tố tụng hình sự quy định “Mọi người trong phòng xử án đều phải có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa”. Vì vậy, nhận định của Ngô Ngọc Trai hoàn toàn là chủ quan không có căn cứ.
Trả lờiXóacó lẽ hơn ai hết các luật sư phải biết rõ nguyên nhân tại sao. Hội đồng xét xử sẽ nhân danh Nhà nước để xét xử vụ án một cách công bằng, công tâm, khách quan. Hội đồng xét xử phải chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Hơn nữa, trong phiên tòa cần phải đảm bảo diễn ra theo một trật tự nhất định. do vậy nhận định của Ngô Ngọc Trai là hoàn toàn dựa vào nhận định chủ quan và không có căn cứ
Trả lờiXóacó lẽ hơn ai hết các luật sư phải biết rõ nguyên nhân tại sao. Hội đồng xét xử sẽ nhân danh Nhà nước để xét xử vụ án một cách công bằng, công tâm, khách quan. Hội đồng xét xử phải chịu trách nhiệm trước các quyết định của mình. Hơn nữa, trong phiên tòa cần phải đảm bảo diễn ra theo một trật tự nhất định. do vậy nhận định của Ngô Ngọc Trai là hoàn toàn dựa vào nhận định chủ quan và không có căn cứ
Trả lờiXóa