Có
lẽ việc Mỹ và các nước phương Tây EU can thiệp vào tình hình chính trị ở các nước
nhỏ là quá quen thuộc, mục tiêu chính của giới tư bản là nhắm vào các quốc gia
có sức mạnh quốc phòng – an ninh yếu nhưng lại giàu tài nguyên phong phú, đặc
biệt là giàu mỏ (tài nguyên có thể giúp các quốc gia công nghiệp giả cơn khát
năng lượng).
Sau
chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia lớn vẫn không ngừng tăng cường thế
và lực của mình, nâng tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên toàn thế giới, đặc biệt
là Mỹ - cường quốc số 1 thế giới. Tuy nhiên, họ lại có một số bước đi thiếu
tính toán, dẫn đến hậu quả mà khiến chính Mỹ và EU cũng phải sợ. Từ năm 2000 trở
lại đây, Mỹ đã can thiệp quân sự, thay đổi chế độ chính trị của không ít quốc
gia. Năm 2003, Mỹ và lực lượng đa quốc gia can thiệp quân sự vào đất nước Hồi
giáo Iraq và lậy đổ chế độ Saddam Hussein.Năm 2011, Mỹ can thiệp quân sự
vào Lybia và đã lật đổ chế độ độc tài của Muammar Gaddafi. Năm 2014, tình hình ở Ukraine
diễn biến rất xấu, nhưng lần này Mỹ đã không dám can thiệp quân sự vào Ukraine
như những lần trước, họ sợ những thiệt hại do các cuộc chiến trước.
Hầu
hết các quốc gia không “thân” với Mỹ
thì họ sẽ cho chế độc chính trị ở nước đó là độc tài và luôn tìm cách kích động
các lực lượng chống đối nổi dậy. Sau khi hạ gục chế độ của Muammar Gaddafi ở Lybia, tưởng rằng Mỹ sẽ làm
cho tình hình đất nước này tốt đẹp hơn, thế nhưng thực tế lại trái ngược với
mong muốn của nhiều người. Đó có lẽ đã trở thành quy luật đối với các quốc gia
bị Mỹ can thiệp quân sự vào. Sau 2 năm Lybia thay chế độ mới, tình hình của đất
nước này lại rơi vào khủng hoảng còn tồi tệ hơn cả chế độ của Muammar Gaddafi. Sự bất ổn ở Tripoli – Lybia là
do lực lượng an ninh – quốc phòng của nước này quá yếu, không thể kiểm soát được
tình hình, chình phủ chưa xây dựng được một lực lượng vũ trang vững chắc, thậm chí còn yếu hơn cả lực lượng chống đối.
Tình
hình bất ổn ở Lybia đã khiến Mỹ phải triệu hồi tất cả nhân viên đại sứ, ngoại
giao của mình về nước. Theo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ, bà Marie Harf:
“Do tình trạng bạo động vì đụng độ giữa
các nhóm dân quân trong khu vực có tòa đại sứ ở Tripoli, chúng tôi tạm thời đưa
tất cả các nhân viên ra khỏi Libya”. Trước đây, tình hình Iraq cũng tương tự
như vậy, và bây giờ, chính Iraq cũng đang trở thành điểm nóng mà Liên Hợp quốc
và Mỹ chưa tìm được cách giải quyết ổn thỏa.
Mỹ
luôn can thiệp và thay đổi chế độ chính trị của nhiều nước, nhưng tại sao chính
họ lại sợ phải ở lại chế độ mà mình muốn tạo ra (một chế độ phục tùng cho tư bản
và “thân” với Mỹ và EU hơn). Câu trả lời chính là ở bản chất của chế độ tư bản
chủ nghĩa. Chính phủ của các nước như Iraq, Lybia, rồi cả Ukraine không thực sự
xây dựng lực lượng cảnh sát, quân đội đủ mạnh để đảm bảo đất nước ổn định,
chính sách của họ là hút cạn tài nguyên để tập trung đẩy mạnh kinh tế, phục vụ
cho các nước phát triển công nghiệp.
Người
Đưa Tin
Mỹ rút toàn bộ nhân viên ngoại giao là hành động đánh dấu việc bất lực của quốc gia này trước chính chế độ mà họ muốn tạo ra ở Lybia.chính sách của họ vào các nước Hồi giáo đã sai lầm,khiến người dân nước này rơi vào hoàn cảnh xung đột,chiến tranh liên miên
Trả lờiXóaThực ra Mỹ chỉ muốn các nước chiến tranh để bán vũ khí mà thôi.
Trả lờiXóaTôi thấy những sản phẩm chính trị nào của Mỹ tạo ra đều có một kết cục chung là tình trạng nội chiến tại đó kéo dài hàng thập kỷ chưa hết.
Trả lờiXóamục tiêu của Mỹ thì cũng chỉ là làm cho càng nhiều nước thân với họ càng tốt, và có thể là liên minh, phục tùng với họ. Còn nước nào không thân với họ thì họ cho vào danh sách độc tài, tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt, gây áp lực, ảnh hưởng, thậm chí là gây chiến tranh tại các quôc gia đó. Âm mưu bá chủ vẫn luôn xuất hiện trong từng hành động của Mỹ qua thời gian nhưng Mỹ cũng đang sợ chính sản phẩm do họ tạo ra vì chính sách của họ là hút cạn tài nguyên để tập trung đẩy mạnh kinh tế, phục vụ cho các nước phát triển công nghiệp mà thôi
Trả lờiXóaTổ chức khủng bố hồi giáo được lập ra với mục đích đó là phá hoại sự ổn định trong khu vực, do chúng nắm được nguồn dầu mỏ nên bây giờ chúng có đủ sức để tung hoành ngang dọc đây mà. Bây giờ muốn đấu với chúng thì trước hết phải triệt tiêu được nguồn lợi kiếm tiền của chúng đã các bạn à, khi đó mới có thể giải quyết tận gốc vấn đề được
XóaTư bản cũng năm bảy kiểu, đó là chính sách và tình hình ở mỗi một quốc gia. Như Mỹ, phương tây kiểu khác, trung đông rồi ukraina cũng kiểu khác, một bên cầm chịch, một bên là con mồi. Cũng như chủ nghĩa xã hội còn sót lại, Trung quốc cũng chả tốt đẹp gì với Vn, lợi ích là trên hết, cuối cùng khổ cũng là người dân các nước bị áp bức.
Trả lờiXóaMỹ luôn can thiệp và thay đổi chế độ chính trị của nhiều nước, nhưng tại sao chính họ lại sợ phải ở lại chế độ mà mình muốn tạo ra mục tiêu của Mỹ thì cũng chỉ là làm cho càng nhiều nước thân với họ càng tốt, và có thể là liên minh, phục tùng với họ. Còn nước nào không thân với họ thì họ cho vào danh sách độc tài, tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt, gây áp lực, ảnh hưởng, thậm chí là gây chiến tranh tại các quôc gia đó
Trả lờiXóaTình hình bất ổn ở Lybia đã khiến Mỹ phải triệu hồi tất cả nhân viên đại sứ, ngoại giao của mình về nước. chúng đang sợ những gì có thể quân phiến loạn ở vùng Lybia có thể làm những điều nguy hại đến tính mạng của nhân viên đại sứ của Mỹ nên chúng ta có thể thấy được rằng cái mà tư bản đang làm là không làm được cái gì
Xóaviên ngoại giao là hành động đánh dấu việc bất lực của quốc gia này trước chính chế độ mà họ muốn tạo ra ở Lybia.chính sách của họ vào các nước Hồi giáo Mỹ luôn can thiệp và thay đổi chế độ chính trị của nhiều nước, nhưng tại sao chính họ lại sợ phải ở lại chế độ mà mình muốn tạo ra mục tiêu của Mỹ thì cũng chỉ là làm cho càng nhiều nước thân với họ càng tốt, và có thể là liên minh, phục tùng với họ.
Trả lờiXóa