Chúng ta khi nghe đài
phát thanh, xem ti vi, đọc báo hay thấy các “luận điệu” nói đến các câu, từ như
“ các quy định quốc tế về nhân quyền”, “các công ước quốc tế về nhân quyền”,
“quy định của Liên hợp quốc về nhân quyền”, “theo các tiêu chuẩn về nhân
quyền”….vậy các quy đinh, tiêu chuẩn này dựa trên những văn bản nào, có tên gọi
đầy đủ là gì, năm được thông qua?…Bài viết này nhằm giới thiệu đến người đọc
một vài nét về các công ước quốc tế chính về nhân quyền chứ không bao quát hết
các công ước quốc tế về nhân quyền hiện nay.
Ngày 25/4/1945 diễn ra
cuộc gặp mặt lịch sử giữa đại diện 50 nước thuộc phe Đồng minh tại San
Francisco vốn dĩ là chỉ nhằm thảo luận về việc thành lập Liên Hợp Quốc, nhưng
sau khi thế giới chứng kiến sự khủng khiếp của chủ nghĩa phát xít trong Chiến
tranh đã khiến cho các quốc gia thống nhất cần có một sự bảo đảm để những thảm
kịch như vậy về nhân quyền sẽ không tiếp tục xảy ra trên thế giới, dù tại thời
điểm đó, các quốc gia vẫn chưa xác định được các quyền con người cơ bản là những quyền nào. Vì thế, yêu
cầu đặt ra là cần phải xây dựng các văn kiện để cụ thể hóa những quyền và tự do
của con người được luật quốc tế bảo vệ.
Tại thời điểm đó, do có
nhiều quan điểm khác nhau về việc ghi nhận các quyền nên Ủy ban soạn thảo khi
đó gồm đại diện của 08 quốc gia thành viên của Ủy ban quyền con người LHQ
(UNCHR) đã quyết định xây dựng hai văn kiện: một văn kiện dưới dạng tuyên bố
nhằm thiết lập các nguyên tắc cơ bản hoặc các tiêu chuẩn về quyền con người;
văn kiện thứ hai sẽ được ghi nhận dưới dạng một công ước nhằm định nghĩa các
quyền cụ thể cũng như giới hạn của các quyền đó. Và UNCHR đã quyết định sử dụng
thuật ngữ “Bộ luật quốc tế về quyền con người”.
Dù có nhiều quan điểm
trái chiều, với những mâu thuẫn căng thẳng về ý thức hệ chính trình giữa các
nhóm quốc gia thời kỳ đó, điều tưởng chừng như không thể đã thành sự thật: ngày
10/12/1948, Đại hội đồng LHQ đã
chính thức thông qua Tuyên ngôn toàn thế
giới về Nhân quyền (Univesal Declaration of Human Rights - UDHR) với nội
dung gói gọn trong 30 điều. Theo Tuyên ngôn, việc thừa nhận nhân phẩm vốn có, sự bình đẳng và các quyền không thể
tước bỏ của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là nền tảng cho tự do, công
lý và hòa bình trên thế giới. Đây là văn kiện quốc tế có tính chất quan
trọng hàng đầu về quyền con người, lần đầu tiên tập hợp các quyền cơ bản của
con người trên tất cả các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã
hội.
![]() |
Hình ảnh bà Eleanor Roosevelt cầm tờ báo trên tay đăng tải UDHR bằng tiếng Tây Ban Nha (Ảnh: AP). |
Câu hỏi tiếp theo được
đặt ra khi UDHR được thông qua là cần có một công ước thống nhất đề cập đến các
nhóm quyền con người và các nhóm quyền này sẽ được trình bày theo một khái niệm
thống nhất hay dựa trên đặc trưng của từng nhóm để quy định. Lúc này lại nảy
sinh quan điểm khác nhau giữa các quốc gia: các quốc gia phương Tây cho rằng
các quyền dân sự, chính trị cần phải được bảo đàm ngay tức thì không cần phải
có điều kiện bảo đảm trước, trong khi đó các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội
thiên về mục tiêu các nước cần phải hướng đến hay cần phải thực hiện; các nước
trong phe XHCN thì cho rằng các quyền trên cần được coi trọng như nhau hay có
quan điểm còn cho rằng các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa cần được bảo đảm
trước, làm tiền đề cho việc thực hiện các quyền dân sự, chính trị. Những tranh
luận dai dẳng nêu trên đã khiến cho LHQ và UNCHR quyết định soạn thảo hai công
ước riêng biệt về quyền con người: một về các quyền dân sự, chính trị và một về
các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội. Hai bản dự thảo được hoàn thành năm 1954
nhưng phải đợi đến ngày 16/12/1966
Đại hội đồng Liên hợp quốc mới thông qua và được gọi là: Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (The International
Covenant on Civil ang Political Rights, ICCPR) và Công ước quốc tế về các quyền
kinh tế, xã hội và văn hóa (the International Covenant on Economic, Social and
Cultural Rights, ICESCR). Hiện nay, ICCPR đã có 167 quốc gia tham gia và
ICESCR có 161 nước tham gia. Hai công ước này đã đạt được kết quả cao hơn kỳ
vọng khi mới đưa ra soạn thảo.
Khi nói Bộ luật quốc tế
về quyền con người là đề cập đến ba văn kiện quan trong trên là UDHR, 1948;
ICCPR, 1966 và ICESCR, 1966.
Các điều ước cốt lõi khác về quyền con người là:
- Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các
hình thức phân biệt đối xử về chủng tộc, 1965 (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial
Discrimination, ICERD).
- Công ước về xóa bỏ tất cả các hình
thức phân biệt đối xử với phụ nữ, 1979 (Convention
on the Elimination of All Form of Discrimination agains Women, CEDAW).
- Công ước chống tra tấn và các hình
thức trừn phạt và đối xử tàn bào, vô nhân đạo hay hạ nhục khác, 1984 (Convention against Tortune and Other Cruel,
Inhuman of Degrading Treatment or Punishment, CAT).
- Công ước về quyền trẻ em, 1989 (Convention on the Rights of the Child, CRC).
- Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền
của tất cả người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ, 1990 (International Convention on the Protection
of the Rights of All Migrant Worker and Menbers of Their Families, ICRMW).
- Công ước quốc tế về bảo vệ tất cả mọi
người khỏi bị đưa đi mất tích, 2006 (Convention
on the Rights of Person with Disabilities, ICRPD).
Việt Nam đã tham gia các công ước ICCPR,
ICESCR, CEDAW, CRC và ký gia nhập CAT năm 2012.
Để kỷ niệm, cộng đồng
quốc tế đã chọn ngày 10/12 hàng năm là Ngày Quốc tế về Quyền con người để đánh
dấu sự kiện LHQ thông qua UDHR vào năm 1948.
Cua Đồng
Dù cho các thế lực thù địch, bọn phản động nó có nói năng gì đi chăng nữa thì thật sự vấn đề nhân quyền ở Việt NAm luôn được đảm bảo và phát huy mà thôi. Đó là điều mà nhân dân trên toàn thế giới đã công nhận rồi các bạn à
Trả lờiXóa